Các hoạt động khác

[Các%20hoạt%20động%20khác][bleft]

Danh Sách Lớp

[Danh%20sách%20lớp][twocolumns]

Câu Lạc Bộ

[Câu%20lạc%20bộ][bleft]

Giới Thiệu Sách

[Giới%20thiệu%20sách][bleft]

Tư Liệu Tham Khảo

[Tư%20liệu%20tham%20khảo][bleft]

TK: ĐIỀU CHỈNH BÀI HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 5 Bài 30B: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM ( Tiết 1)


ĐIỀU CHỈNH BÀI HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 5
Bài 30B: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM ( Tiết 1)
I. Mục tiêu

Đọc – hiểu bài Tà áo dài Việt Nam.
 
 




         
II. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

*Khởi động:                              
-Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học.
-Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học.
-Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học:
          +Mời bạn nêu mục tiêu tiết học.
          +Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì?
-Hoc sinh đọc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu (nếu có).
* Hình thành kiến thức:
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
  Lần lượt quan sát và gọi đúng tên những trang phục của phụ nữ Việt Nam trong các bức ảnh


           Em và bạn chia sẻ câu trả lời của mình, nghe góp ý, bổ sung, chỉnh sửa (nếu có)
Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn nêu ý kiến của mình, nếu có ý kiến khác biệt thì đề nghị giải thích rõ tại sao, nhóm trưởng cho các bạn thống nhất ý kiến.
Việc 2: NT lần lượt mời các bạn trả lời hai câu hỏi:
+ Nêu những đặc điểm khác nhau trong mỗi bộ trang phục.
                   + Bạn thích trang phục nào nhất?  Vì sao?
                   + Mời các bạn nhận xét bổ sung.
Việc 3: Nhóm trưởng đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.



          Giáo viên tương tác với học sinh:
                   +Bạn thích trang phục trong bức tranh nào nhất? Vì sao?
                   +Ngoài những trang phục đó ra, em còn biết những trang phục nào nữa.
          Giáo viên dẫn dắt vào bài “Tà áo dài Việt Nam”          
2. Nghe đọc bài.
         
- Nghe 2 bạn đọc bài Tà áo dài Việt Nam – Các bạn theo dõi, đọc thầm.

3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.

          Lần lượt đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa.

Không nhìn vào lời giải thích, các bạn nói cho nhau nghe nghĩa của các từ.





- Việc 1:  Nhóm trưởng hỏi:  Trong nhóm mình có bạn nào còn từ không hiểu ở trong bài không?
          Nếu có, nhóm trưởng đề nghị bạn đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn ( nếu hiểu), hoặc cho bạn xuống thư viện tìm hiểu từ ở từ điển ( nếu không tìm thấy thì nhờ cô giáo giúp đỡ).
          Nếu không có, nhóm trưởng đưa ra một từ trong phần giải nghĩa từ để các bạn đặt câu với từ đó.
4. Cùng luyện đọc.


 Một bạn đọc - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. (đọc hai lượt để mỗi bạn được đọc hết cả bài.)
 





Việc 1:  Bạn phụ trách đồ dùng tổ chức cho các bạn đọc đoạn nối tiếp trong nhóm và hai bạn đọc cả bài.
Việc 2: Thư kí tổ chức cho các bạn bốc thăm thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.

5.  Thảo luận, trả lời câu hỏi.
         
- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình


- Việc 1: Viết xong, Em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời

- Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình.
-Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
-  Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
*Hoạt động kết thúc tiết học:
         
- Việc 1: Các em nghe bài hát : Một thoáng quê hương của nhạc sĩ Từ Huy.
- Việc 2: Các em viết cảm xúc sau khi nghe bài hát.
- Việc 3: Ban học tập gọi một số bạn lên đọc thư của mình và mời cô chia sẻ.



* Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về chiếc áo dài Việt Nam.
Post A Comment
  • Blogger Comment using Blogger
  • Facebook Comment using Facebook
  • Disqus Comment using Disqus

Không có nhận xét nào :