Các hoạt động khác

[Các%20hoạt%20động%20khác][bleft]

Danh Sách Lớp

[Danh%20sách%20lớp][twocolumns]

Câu Lạc Bộ

[Câu%20lạc%20bộ][bleft]

Giới Thiệu Sách

[Giới%20thiệu%20sách][bleft]

Tư Liệu Tham Khảo

[Tư%20liệu%20tham%20khảo][bleft]
Giới thiệu
TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM ĐỒNG
1. Vị trí địa lý
Đồng Sơn là một xã nằm phía nam huyện Nam Trực, phía bắc và phía đông giáp xã Nam Dương, xã Nam Tiến của huyện Nam Trực, phía nam giáp xã Trực Thuận của huyện Trực Ninh, phía tây giáp xã Nghĩa Đồng của huyện Nghĩa Hưng. Đồng Sơn có diện tích khoảng 14 000 ha, dân số gần 17 000 người. Nghề nghiệp chủ yếu của nhân dân trên địa bàn xã là làm nông nghiệp. Ngoài ra, người dân địa phương có nghề làm phở. Khoảng ½ số hộ gia đình có người đi bán hàng phở trên khắp các địa phương trong toàn quốc. Đời sống kinh tế của nhân dân Đồng Sơn không đồng đều, bình quân thu nhập của người dân thuộc mức bình quân chung của huyện.
Đồng Sơn là một xã ghép nên có 3 vùng miền rõ rệt: Nam Đồng, Nam Thành, Nam Thượng. Hệ thống giáo dục của xã gồm 7 trường học, trong đó có 3 trường mầm non, 3 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Trường tiểu học Nam Đồng là một trường thuộc miền Nam Đồng của xã Đồng Sơn.
2. Lịch sử hình thành trường
Nam Đồng ngày nay gồm 3 thôn Tây Lạc, Thượng Đồng, Đông Lạc. Lịch sử phát triển và truyền thống hiếu học trọng thầy của địa danh. Nam Đồng xuất phát từ mảnh đất – địa danh hơn 1000 năm tuổi Tây Lạc. Văn phả làng Tây Lạc đã ghi rõ Thầy Nguyễn Minh Triết quê ở làng Bái Thần, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương từ nhỏ đã thông minh được làng phong là thần đồng. Năm Canh Tân, đời vua Lê Hiển Tông năm thứ tư (1500), Thầy Nguyễn Minh Triết đỗ tú tài. Thầy đã được dân làng Tây Lạc mời về làng mở trường dạy học. Nhiều gia đình đã mời thầy về nhà nuôi để thầy dạy chồng, dạy con. Từ giàu tới nghèo, gia đình nào cũng cố gắng cho con đi học. Nhiều cụ sáu, bảy mươi tuổi vẫn trau dồi kinh sử thi phú. Tộc phả của các dòng họ đều ghi tên các cụ đỗ ở các khoa thi Hương, thi Hội, thi Đình do triều đình mở. Mơ ước mũ cao, áo dài, võng anh đi trước, võng nàng theo sau không còn chỉ là nguyện vọng của các đấng mày râu mà còn là nguyện vọng tha thiết của thiếu nữ làng Tây Lạc thời bấy giờ. Thầy Nguyễn Minh Triết yêu mến mảnh đất, con người Tây Lạc nên đã đem hết tâm trí, nghị lực xây dựng Tây Lạc cho đến khi không còn sức cống hiến nữa thầy mới trở về quê dưỡng lão và an nghỉ tại đó. Nhớ ơn thầy, dân làng Tây Lạc đã tôn thầy là thành hoàng làng và xây dựng đền thờ thầy.
Truyền thống hiếu học - trọng thầy của người dân Tây Lạc ngày càng được hun đúc và bồi đắp. Tinh thần hiếu học đó đã lan tỏa trong người dân Tây Lạc nói riêng và Nam Đồng nói chung. Thống kê thời Nho học, Nam Đồng có 1 cụ tiến sĩ Phó bảng, 24 cử nhân, 100 cụ nhất, nhị trường, 146 cụ qua các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình. Đến thời Quốc ngữ, thực hiện lời dạy của Bác Hồ chống giặc dốt, người dân Nam Đồng đã mở nhiều lớp bình dân học vụ. Ngày đi làm, đêm đốt đèn chai đi học, người biết chữ dạy người không biết chữ. Nhà sư cũng trở thành thầy giáo như nhà sư Thích Quảng Tuyên. Năm 1952, tiền thân của trường tiểu học Nam Đồng ngày nay được thành lập. Thuở ban đầu thành lập, trường chỉ có 4 lớp học cấp tiểu học, học tại đình làng thôn Tây Lạc, Đông Lạc, Thượng Đồng và nhà dân. Năm 1959, đã xây dựng được hệ thống trường lớp tập trung ở hai thôn Tây Lạc và Thượng Đồng. Ngôi trường mới xây dựng chỉ có hai phòng mái ngói còn lại là tường đất mái tranh. Khi đó, nhà trường đã có các lớp học từ lớp vỡ lòng đến lớp 8 và có tên gọi là trường phổ thông cơ sở Nam Đồng. Quy mô của trường phổ thông cơ sở Nam Đồng ngày càng lớn mạnh. Năm 1995, UBND huyện Nam Ninh (nay là huyện Nam Trực) đã có quyết định tách trường phổ thông cơ sở Nam Đồng thành hai trường tiểu học và trung học cơ sở Nam Đồng. Khi chia tách, trường tiểu học Nam Đồng có 2 điểm trường, điểm trường chính đóng tại thôn Thượng Đồng, điểm trường lẻ đóng tại thôn Tây Lạc.
3. Xây dựng trường học vững mạnh.
Đảng ủy, chính quyền và nhân dân địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục. Cùng với nhân dân trong xã, người dân Nam Đồng đã đóng góp hàng trăm tấn thóc xây dựng trường học. Các dòng họ thi đua nhau làm công tác khuyến học, khuyến tài. Tính đến năm 2015, Nam Đồng đã có 11 dòng họ nhận bức trướng “Dòng họ khuyến học -khuyến tài”  của UBND huyện trao tặng. Người dân Nam Đồng mặc dù đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng đều có nguyện vọng thiết tha cho con em mình được học hành đến nơi, đến chốn. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục Đảng và Nhà Nước, người dân Nam Đồng lại đem hết trí tuệ , sức lực cùng với nhà trường chăm lo, dạy dỗ con em mình.
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, trường tiểu học Nam Đồng đã có nhiều đổi mới và thành tích rất đáng ghi nhận. Tháng 7/1999, trường tiểu học Nam Đồng vinh dự được đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng đầy đủ và  khang trang. Năm học 2009 - 2010, nhà trường đã đạt tỷ lệ 100% phòng học kiên cố, các phòng chức năng và phòng làm việc cũng được cải tạo và xây dựng thêm nhằm đảm bảo tốt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, trường tiểu học Nam Đồng đã được quy hoạch về một điểm trường. Đây là điều kiện rất thuận lợi giúp nhà trường triển khai đồng bộ và hiệu quả các hoạt động giáo dục. Phát huy tốt vai trò của trường đạt chuẩn quốc gia, trong những năm qua, chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường có những bước tiến vững chắc. Hàng năm, nhà trường có 70% trở lên đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và nhi đồng Hồ Chí Minh đạt danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ". Tỉ lệ HS 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, tỉ lệ HS lên lớp hàng năm đạt từ 99% - 100%. Đặc biệt, năm học nào nhà trường cũng có học sinh tham dự và đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Từ năm học 1999 - 2000 đến nay, trường liên tục đạt danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến" và "Tập thể lao động xuất sắc".
Với quyết tâm cao và sự phấn đấu nỗ lực, năm học 2012 - 2013, nhà trường đã được công nhận đạt Chuẩn quốc gia mức độ II, đạt Chuẩn xanh – sạch – đẹp – an toàn, thư viện của nhà trường được công nhận đạt Chuẩn thư viện trường phổ thông. Nhà trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định kiểm đinh chất lượng giáo dục và được công nhận đạt cấp độ 3.
Những thành tựu của giáo dục Nam Đồng có đóng góp không nhỏ của các thầy cô giáo công tác trên mảnh đất này. Đã có biết bao tấm gương thầy cô giáo tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Họ luôn được nhân dân, phụ huynh và học sinh tin yêu, kính trọng.
4. Định hướng chiến lược phát triển của trường đến 2020
*  Tầm nhìn
Là một ngôi trường thân thiện, uy tín, chất lượng, nơi phụ huynh, học sinh tin cậy. Một chiếc nôi rèn luyện để giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên. Học sinh sẽ trở thành những cá nhân có tư duy độc lập, tham gia tích cực vào học tập, biết giải quyết vấn đề, hướng tới năng lực sử dụng công nghệ cao
* Sứ mạng:
Tạo dựng được môi trường sư phạm lành mạnh, có chất lượng giáo dục cao. Giáo dục học sinh có năng lực tự học, sáng tạo, có kỹ năng sống thích ứng với xã hội để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển và tự định hướng vươn lên trong tương lai.
* Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.  
- Tính trung thực 
- Tình đoàn kết  
-  Sự hợp tác
- Tinh thần trách nhiệm 
-   Lòng nhân ái                   
5. Cán bộ quản lý qua các thời kì
Stt
Họ và tên
Quê quán
Thời gian công tác
Ghi chú
1
Nguyễn Chí Hi ếu
Ninh Bình
1952 - 1953
Nguyên trưởng khoa Triết Đại học Tổng hợp ĐH Quốc gia Hà Nội. Nghỉ hưu tại Hà Nội
2
Phạm Duy Ninh
Đông Lạc - Đồng Sơn -Nam Trực – Nam Định
1954 -1958
Đã mất
3
Dương Viết Sâm
TP Nam Định - tỉnh Nam Định
1959 – 1961
Nguyên Hiệu trưởng trường trung cấp nghề Nam Định. Nghỉ hưu tại Nam Định
4
Đới Trọng Kế
Thượng Đồng - Đồng Sơn – Nam Trực - Nam Định
1962 – 1964
Đã mất
5
Hà Văn Nghệ
Nam Hải – Nam Trực – Nam Định
1965 – 1967
Nghỉ hưu tại Nam Hải
6
Nguyễn Quốc Minh
Hành Quần – Xã Bình Minh - Nam Trực – Nam Định
1968 – 1976
Nghỉ hưu tại Bình Minh
7
Vũ Hữu Bằng
Nam Lợi – Nam Trực – Nam Định
1977 - 1978
Nghỉ hưu tại Nam Lợi
8
Vũ Ngọc Giao
Nam Lợi – Nam Trực –  Nam Định
1979 - 1981
Nghỉ hưu tại Nam Lợi
9
Đỗ Mạnh Thái
Nam Tiến – Nam Trực –Nam Định
1982 – 1983
Nghỉ hưu tại Nam Tiến
10
Phạm Văn Tiệp
Trực Hưng – Nam Trực –Nam Định
1984 – 1995
Nguyên hiệu trưởng trường THCS Nam Đồng -  Nghỉ hưu tại Đồng Sơn
11
Nguyễn Thị Hồng
Nam Giang – Nam Trực –Nam Định
1996 -2004
Nghỉ hưu tại Đồng Sơn
12
Lê Thị Hạnh
Nam Tiến – Nam Trực – Nam Định
2004 đến nay


6.     Danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2015-2016


TT
Họ tên
Năm sinh
Chức vụ
Trình độ đào tạo
Chuyên ngành
Ghi chú
1
Lê Thị Hạnh
1973
Hiệu trưởng
ĐH
GVTH

2
Đoàn Thị Tuất
1970
Phó hiệu trưởng
GVTH

3
Cồ Thị Hương Thủy
1976
GV - Chủ tịch CĐ – TT tổ 1
GVTH

4
Nguyễn Thị Kim Dung
1963
GV
GVTH

5
Ngô Thị Châm
1961
GV
GVTH

6
Lê Thị Xuân
1971
GV – Tổ phó tổ 2+3
GVTH

7
Cồ Thị Tuyết
1990
GV
GVTH
8
Vũ Thị Hà
1977
GV – Tổ trưởng tổ 2+3
GVTH

9
Vũ Thị Thắm
1968
GV
GVTH

10
Phạm Thị Hương Sen
1990
GV – Tổ trưởng tổ 4+5
ĐH
GVTH

11
Lê Thị Cẩm Vân
1990
GV – Tổ phó tổ 4+5
ĐH
GVTH

12
Đỗ Thị Thủy
1991
GV
GVTH

13
Hoàng Thị Cúc
1986
GV
TC
Mĩ thuật

14
Đoàn Văn Tuyên
1988
GV
TC
Âm nhạc

15
Trần Xuân Thành
1986
GV
Thể dục

16
Phạm Thị Liên
1986
GV
ĐH
Tiếng Anh

17
Vũ Thị Hương
1988
GV
ĐH
Tiếng Anh
18
Ngô Thị Hà
1980
GV
Tin học

19
Triệu Quốc Huy
1970
Kế toán
TC
Kế toán

20
Nguyễn Thị Hiên
1989
Y tế
TC
Điều dưỡng

21
Phạm Thị Trang
1990
NV VP
ĐH
Kế toán